Chi tiết bài viết

Ammonia và chu trình chuyển hóa ammonia trong hồ thủy sinh

Ammonia và chu trình chuyển hóa ammonia trong hồ thủy sinh

Trong nhiều tài liệu hướng dẫn nuôi CRS, yếu tố quan trọng trong việc nuôi CRS thành công là môi trường nước không có AMMONIA. Trong khuôn khổ bài viết này Giun và mọi người sẽ cùng nhau tìm hiểu về ammonia và chu trình chuyển hóa ammonia trong hồ thủy sinh.
AMMONIA
- Chất thải của cá, tép, thức ăn thừa, cây bị thối rửa… góp phần vào sự hình thành ammonia trong hồ thủy sinh.
- Ammonia trong hồ thủy sinh tồn tại ở hai dạng: ammonia (NH3) và ion ammonium NH4+. Nồng đồ của ammonia phụ thuộc chủ yếu vào độ PH, và sau đó là nhiệt độ. Trong môi trường PH kiềm phần lớn ammonia tồn tại dưới dạng độc là NH3, trong môi trường PH axit phần lớn ammonia tồn tại dưới dạng NH4 ít độc hơn. Do đó tình trạng ngộ độc amonia thường xảy ra trong môi trường PH kiềm.

- Ammonia có thể gây nguy hiểm ở mức rất nhỏ 0.1 ppm (mức này có thể đo được bởi rất nhiều dụng cụ)
- Đối với hồ đã ổn định, vi sinh giúp chuyển hóa hoàn toàn ammonia tạo nên môi trường gần như hoàn toàn không có ammonia. Tuy nhiên trong một số trường hợp dưới đây ammonia tăng đột biến ngay cả trong hồ đã ổn định:

- Máy lọc bị hỏng
- Sử dụng các loại hóa chất
- Số lượng cá, tép… trong hồ quá nhiều
- Thức ăn thừa còn sót lại nhiều
- Vệ sinh máy lọc quá kỹ càng

Đối với những trường hợp trên nếu thấy cá, tép có biểu hiện bất thường. Việc nên làm là kiểm tra nồng độ ammonia.
Chu trình chuyển hóa ammonia trong hồ thủy sinh

Chất thải của cá, thức ăn thừa, cây bị thối rửa


cặn bả

AMMONIA


Vi sinh chuyển hóa

NITRITE


Vi sinh chuyển hóa

NITRATE


Thay nước

Trong hồ thủy sinh, ammonia bị oxy hóa bởi vi sinh thành nitrite (NO2-) bằng phản ứng hóa học:

NH4+ + 2H2O NO2 - + 8H+

(ammonia) (nước) (nitrite) (ion hydro)

Trong một thời gian dài, vi khuẩn Nitrasomonas được cho là tác nhân chính giúp chuyển hóa amonnia thành nitrite. Nhưng theo nghiên cứu gần đây nhất chỉ ra rằng vi khuẩn Nitrasomonas hầu như không hoạt động trong môi trường nước ngọt và vi khuẩn Nitrosococcus có thể là tác nhân chính của chu trình chuyển hóa trên.
Nitrite cũng là một chất có hại không kém ammonia. May mắn là chu trình chuyển hóa không dừng ở đó, Nitrite tiếp tục oxy hóa để trở thành Nitrate bằng phản ứng hóa học: 

NO2 - + H2O NO3 - + 2H+

(nitrite) (nước) (nitrate) (ion hydro)

- Thoạt đầu người ta tin rằng vi khuẩn Nitrobacter chuyển hóa Nitrite thành Nitrate trong hồ thủy sinh. Nhưng một lần nữa theo nghiên cứu gần đây của Tiến sĩ Timothy Hovanec và các cộng sự thì nhóm vi khuẩn Nitrospira mới là tác nhân chính.
- Trong quá khứ người ta tin rằng Nitrate hoàn toàn vô hại đối với động vật thủy cư, cần phải với nồng độ rất cao khoảng 1000ppm thì mới có thể gây nguy hiểm. Tuy nhiên hậu quả lâu dài về sức khỏe và sự sinh sản của chúng sống trong môi trường Nitrate cao vẫn chưa được nghiên cứu. Mỗi loài có phản ứng khác nhau đối với nồng độ Nitrate cao.
- Rất nhiều nhà thủy sinh học đã đồng ý với nhau rằng nồng độ Nitrate dưới 50ppm cần thiết cho việc phòng ngừa những hậu quả lâu dài và mức nhỏ hơn hoặc bằng 25ppm được cho là an toàn đối với động vật thủy cư.
Nitrate được lấy ra khỏi hồ thủy sinh chủ yếu bằng cách thay nước. Điều này lý giải vì sao thay nước định kỳ là cần thiết.
- Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này. Mọi người sẽ vui hơn khi làm công việc mà người chơi thủy sinh nào cũng hổng thích: thay nước.

 

Tin tức - sự kiện

Video

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

Truong Dung:

0982676485

Fax:

mydung102@gmail.com
Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh:

0907 019 019

Fax:

08-62564671
Hỗ trợ trực tuyến

Thống kê truy cập

Online:

2

Tổng truy cập:

636025